PHÂN TÍCH YẾU TỐ PHONG THỦY ĐỐI VỚI Phom NHÀ NGANG
Phom nhà ngang thường có tỉ lệ về chiều sâu / chiều ngang. Bằng hoặc dưới 1. Trong lịch sử. Nhà ngang là mẫu nhà chiếm 99% số lượng nhà ở trên toàn quốc. nó có thể là 2 gian , 3 gian hay 4 gian hoặc 5 gian. Sau này dưới thời xã hội chủ nghĩa người dân đã cách tân cái mái nhà lợp ngói thay vào đó là đổ bê tông mái . mẫu nhà này rất phổ biến ở quê trong những năm 90 đến giờ. Người ta gọi nhà kiểu này là nhà mái bằng. Tuy nhiên về phom kiểu vẫn là nhà ngang chỉ khác có cái mái nhà thôi.
>>>> Địa chỉ Mua Đầu thú Treo tường Phong thủy
Ảnh: Đầu hươu sừng Tuần Lộc
Việc đổ bê tông mái thay vì lợp ngói đến từ việc nước ta hàng năm gặp rất nhiều bão gió và lũ lụt. Nên nếu có 1 mái nhà chắc chắn để tránh gió bão và khi cần thiết có thể vận chuyển lương thực gia súc lên mái nhà tránh lụt cũng là một giải pháp lý tưởng. Chính vì điều này mà ta thấy ở các tỉnh đồng bằng sông hồng vẫn còn tồn tại rất nhiều kiểu nhà này. Tuy nhiên mẫu nhà mái bằng này gây ra rất nhiều điều bất cập
Thứ nhất việt nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông lạnh buốt nhưng mùa hè oi ả. Việc đổ mái bê tông dẫn tới nhiệt lượng mặt trời hấp thu ban ngày sẽ tỏa nhiệt ra vào ban đêm. Rất chi là khó chịu. còn mùa đông thì ngôi nhà này không có khả năng giữ nhiệt độ vì hệ thống mái của nó rất cao và có quá nhiều cửa sổ xung quanh. Khi gió lùa là cả nhà bị lạnh.
Phân tích Phong thủy Nhà ngang
Đầu tiên ta đi phân tích ở góc độ kiến trúc, thông gió, ánh sáng, giữ nhiệt, tốc độ lưu chuyển khí của ngôi nhà này rồi sau đó sẽ suy ra phong thủy của Ngôi nhà.
1. Yếu tố Tâm ngôi nhà
Ta biết rằng nhà ngang thường thì lòng nhà rất nông. Có thể nói là quá nông. Tim nhà (tâm nhà ) thường nằm ở gian giữa. Việc phân bổ khí đi các phòng nhìn thì có vẻ tốt nhưng thực sự lại không tốt vì khi lòng nhà nông dẫn tới khí khó tụ được.Ta biết rằng khả năng hút gió của một vật thể hình trụ rỗng phụ thuộc vào chiều sâu của hình trụ rỗng đó. Nghĩa là chiều sâu của hình trụ rỗng càng dài thì khả năng hút không khí của nó càng tốt. Nguyên tắc vật lý này rất đơn giản để tăng đối lưu không khí
Quay lại với nhà ngang khi lòng nhà quá nông. Mà hướng gió đối lưu lại theo chiều trước sau. Nên ngôi nhà này về khả năng tự hút gió là hoàn toàn không thể tự hút được mà phụ thuộc rất nhiều vào gió tự nhiên bên ngoài tác động vào để đối lưu. Vậy cho nên người xưa quay nhà chủ yếu về hướng nam hoặc đông nam là như vậy. Vì hướng này là hướng gió chính ( bàn về hướng nhà đông nam tôi sẽ bàn kĩ hơn ở bài sau. Đừng tay nhanh hơn não, tôi biết cái nhà đông nam nó không bị nắng chiếu... tôi biết rồi).
2. Yếu tố về khí vào Nhà
Nhà ngang là một ngôi nhà gần như không thể tụ khí. Tôi nhắc lại. Không thể tụ khí được vì hệ cửa của ngôi nhà này được bố trí đối xứng nhau. Hơn nữa khoảng cách giữa 2 cửa đối xứng thường dưới 5 mét. ( vì lòng nhà ngang thường chỉ có 4 mét thôi. Đại gia lắm mới làm cái nhà có lòng 5 mét) đây là khoảng cách quá ngắn để 1 dòng không khí có thể lưu chuyển ổn định được.
Nhà ngang là một mẫu nhà có khí lưu thông cực kì bất ổn định. Do lòng nhà nông lại bị phụ thuộc hoàn toàn vào gió trời để tạo hiệu ứng đối lưu nên khí trong nhà luôn bị phân tán.
Tỉ lệ cửa đón gió và cửa thoát gió của nhà ngang thường là ½ hoặc 1/3 ( ta lấy tổng diện tích cửa mặt sau chia cho tổng diện tích cửa mặt trước là sẽ ra con số này) dẫn tới độ nén không khí trong nhà này là không có. Vậy nên khi ta ở ngôi nhà này luôn có cảm giác trong nhà giống như ngoài sân vậy. Các cụ nhà ta gọi hiện tượng này là ở nhà này rất thoáng và mát( hí hí ) thoáng quá
...
3. Yếu tố Ánh sáng vào nhà
Nhà ngang là mẫu nhà có lượng ánh sáng lớn vì lòng nhà nông và hệ thống cửa mặt trước quá nhiều. dẫn tới lượng ánh sáng trong nhà và bên ngoài gần như không khác nhau là mấy cả. Ánh sáng được phân bố cực kì kém và không đồng bộ nếu ta làm thêm buồng vào 2 bên thì 2 căn buồng này ánh sáng cực ít. Khả năng giữ nhiệt của nhà ngang là bằng 0. Với hệ thống cửa đối xứng, với lòng nhà quá nông, và có quá nhiều cửa, lại chủ trương chọn hướng nam hoặc đông nam để lập hướng. Nên ngôi nhà ngang gần như không thể giữ nhiệt. Mùa hè nóng rực còn mùa đông thì lạnh buốt Rồi còn cái giường ngủ nữa. 2 cái giường ngủ 2 bên bị gió lùa qua tai. Vì sao vì Khi ta nối tim cửa chính và tim cửa sổ giường ngủ thì đường thẳng này đi qua đầu của người nằm ngủ...
Tóm lại
Yếu tố phong thủy, tí sửu dần mão, long mạch , bát sát.... long nhập thủ chính là nguyên lý vận hành. Nguyên lý vận hành của 1 cỗ máy là điều kiện bắt buộc để cỗ máy đó có thể vận hành được. Còn hiệu suất thì phụ thuộc yếu tố ngoại cảnh tác động đến cỗ máy đó.
Vậy nên có ngoại cảnh đẹp khí hậu Tốt mà nguyên lý vận hành sai thì muôn đời cái động cơ đó không bao giờ nổ máy được.
1 nhà 3 gian ( đường thẳng nối tim cửa chính và cửa sổ) 2 mẫu nhà kia tương tự
2 nhà 5 gian
3 nhà 4 gian.
Bàn thờ kê chính giữa
Viết bình luận